Tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa đau lưng

Nếu bạn bị đau lưng do căng cơ hay thoái hóa cột sống thì có một số biện pháp giúp điều trị khá dễ dàng. Có thể điều trị kết hợp bằng y học cổ truyền và y học hiện đại.

Đau lưng do sự co cơ bắp tạo lên các cơn đau nhói ở cổ sau, nguyên nhân gây đau lưng do ngồi sai tư thế, làm việc quá lâu hoặc do một bệnh lý nào đó gây ra.

Trong những trường hợp như thế, để giảm đau thường dùng thuốc chống viêm, giãn cơ và một số thao tác massage the giãn giúp giãn cơ, giảm đau.


Khi đau lưng, thường sẽ dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn.

Ngoài ra điều trị đau lưng bằng biện pháp vật lý trị liệu có hiệu quả cao.

Đau lưng do thận hư

a- Triệu chứng: Đau ngang thắt lưng có lúc chóng mặt, đau đầu, mỏi gối, lưng yếu, chân lạnh, sắc mặt xanh nhợt, mạch trầm tế, hễ cứ lao động là lưng càng đau mỏi,

b- Lý: Thận hư hàn nên đau mỏi lưng

c- Pháp: bổ thận cho mạnh lưng

d- Phương huyệt: Thiên ứng, Mệnh môn, Thận du, Uỷ trung, Dũng tuyền, tất cả đều châm bổ hoặc cứu

e- Giải thích cách dùng huyệt: Bổ mệnh môn để cường tráng toàn thân đặc biệt là thận Hoả, bổ Thận du để củng cố nguồn gốc, suy yếu sinh ra bệnh, Uỷ trung là tổng huyệt chữa lưng thuộc kinh Bàng quang có quan hệ biểu lý với thận, Dũng tuyền là Tỉnh huyệt của thận nên bổ hoặc cứu để trị chứng lạnh chân.

Xoa bóp: Cứu các huyệt trên, xoa xát, day ấn huyệt.


2- Đau lưng do phong thấp

a- Triệu chứng: Lưng đau cứng khi đau chỗ này khi đau chỗ khác, không ưa đấm bóp, hay chườm nóng, sắc đỏ mạch huyền sác, đái ít, vàng xẻn, đại tiện táo.

b- Lý: Phong thấp nhiệt xâm nhập

c- Pháp: Trừ phong thấp tư bổ can thận

d- Phương huyệt: Phong môn, Âm lăng tuyền, Thiên ứng, Uỷ trung

e- Giải thích cách dùng huyệt: Phong môn, chủ trị phong, đặc biệt là bộ phận lưng. Âm lăng tuyền để kiện tỳ trừ thấp, Uỷ trung là tổng huyệt chữa lưng.

Xoa bóp: Khám lưng tìm vùng co cứng, day vùng cứng lưng, bấm điểm huyệt, xoa xát lưng.