cây tía tô chữa ho, hen suyễn hiệu quả

Cây tía tô có tên khoa học  là Perilla fructescens L. Britt họ hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây tía tô là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây tía tô: là loại cây cỏ, cao 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Được trồng khắp nơi trong cả nước.

Cách trồng cây tía tô: trồng bằng hạt, gieo hạt vào tháng 1-2 dương lịch

Bộ phận dùng, chế biến của cây tía tô: thu hái về dùng tươi hay phơi khô trong râm mát. Tử tô là cành non có mang lá của cây tía tô. Tử tô tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô diệp là lá phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô ngạnh là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.

Công dụng chủ trị của cây tía tô: Cây tía tô có vị cay ấm, lá có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa. Cành cây tía tô có tác dụng an thai. Quả cây tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Lá cây tía tô non làm gia vị.

Liều dùng cây tía tô – CÂY THUỐC NAM: Lá và hạt ngày 6- 12 g, cành lá khô ngày 12 – 20 g. Dùng dưới dạng thuốc sắc. Chú ý: Đã ra mồ hôi nhiều, da khô nóng  không dùng tía tô nữa, Không sắc lâu quá 15 phút.

Đơn thuốc có cây tía tô:

Giải độc cua cá, chữa đau chướng bụng: lá cây tía tô tươi 30-50 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần sẽ giảm chướng.

Sắc lá cây tía tô, cam thảo, gừng sống mỗi thứ 10g, lấy 1 cốc (200ml) chia 3 lần trong ngày, uống nóng.

Bài thuốc dân gian giải cảm từ cây tía tô:

Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.

Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Có cho trứng vào hay không hiện nay còn 2 ý kiến trái ngược nhau có và không. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.

Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi:  Hạt cây tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.

Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái:  Hạt cây tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống.

Nguồn: CAY TIA TO

cây bạc hà trị khỏi cảm cúm kì diệu

Cây bạc hà có tên khoa học Mentha arvenis L, họ hoa môi Lamiaceae hay còn gọi là cây bạc hà nam.

Đặc điểm thực vật, phân bố: bạc hà là loại thân cỏ hình vuông, cao từ 10 đến 60cm, trên thân có nhiều lông, lá mọc đối chữ thập, mép có răng cưa. Hoa mọc vòng ở khe lá, cành hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt. Cây mọc hoang ở đồng bằng hay miền núi như Sapa, Tam Đảo, Ba Vì, Sơn La và được trồng nhiều ở Hưng Yên, Nam Định, ngoại thành Hà Nội..

Cách trồng: trồng bằng hạt hoặc thân ngầm, trồng vào mùa xuân cho năng suất cao nhất.

Bộ phận dùng. chế biến: dùng toàn cây bỏ rễ, chặt ngắn 3cm hoặc dùng lá. Thu hái lúc cây sắp ra hoa dùng tươi hoặc khô, phơi trong râm mát.

Công dụng chủ trị của cây thuốc nam: bạc hà có vị cay, mát, không độc, chữa cảm mạo phong nhiệt, có sốt, nhức đầu, ngạt mũi, không ra mồ hôi. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống khó tiêu.

Liều dùng: mỗi lần dùng 10-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc uống nước là cốt tươi.

Kiêng kỵ: người ra nhiều mồ hôi, trẻ sơ sinh không dùng. Thang thuốc giải cảm không sốc lâu quá 15 phút.

Chú ý: cây dễ nhầm lẫn với cây rau húng (không có lông ở chân). Còn có các loại bạc hà lai ghép đó là Bạc Hà trắng, đỏ, tím và Bạc hà Trung Quốc (Lục Bạc hà) có tỷ lệ tinh dầu và menthol cao hơn. Trên thị trường hiện có nhiều dạng thuốc chế từ Bạc hà như dầu Cù là, kẹo Bạc hà kem đánh răng, kẹo ca su Bạc hà.

Đơn thuốc có Bạc hà:

-Trà cảm mạo: Lá Bạc hà 10 g. Kinh giới 10 g, hành hoa 10 g, bạch chỉ 5 g, phòng phong 5 g, hãm nước sôi 15 phút, uống nóng làm nhiều lần trong ngày.

-Rượu Bạc hà hoặc tinh dầu: 50 g pha đủ 1 lít rượu 45-50 độ, uống 15-20 giọt mỗi lần, chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu.

Nội dung lấy theo: CAY BAC HA

Cây thiên niên kiện bài thuốc quý chữa đau xương

Cây thiên niên kiện có tên khoa học là Homalomena occulta L. Schott, thuộc họ Ráy - Araceae hay dân gian còn gọi là cây Sơn thục, Thần phục.

Đặc điểm thực vật: cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.

Bộ phận dùng: thân, rễ.

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc từ Malaysia và châu Ðại Dương, mọc hoang ở rừng, nơi ẩm ướt cạnh suối hay dọc theo hai bên bờ khe suối. Cũng được trồng để làm thuốc. Trồng bằng thân rễ. Thu hái thân rễ già, rửa sạch, chặt thành từng đoạn ngắn 10-20cm, sấy nhanh dưới nhiệt độ 50oC cho khô đều mặt ngoài rồi làm sạch vỏ, nhặt bỏ các rễ con, sau đó đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học: Trong thân rễ có khoảng 0,8-1% tinh dầu tính theo rễ khô kiệt. Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chừng 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

Tính vị, tác dụng của cây thuốc nam này: vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng chữa phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê bại. Trong nhân dân, Thiên niên kiện thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hoá. Còn dùng trị đau bụng kinh, trừ sâu nhậy.

Thiên niên kiện còn là nguyên liệu chiết tinh dầu dùng làm hương liệu, và là nguồn nguyên liệu chiết linalol.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), thân rễ Thiên niên kiện được dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, ngoại thương xuất huyết, tứ chi tê bại, đau dạ dày, viêm dạ dày và ruột, gân mạch khó co duỗi, phong thấp đau lưng đùi, loại phong thấp đau nhức khớp xương.

Cách dùng:

Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp với Cỏ xước, Thổ phục linh, Ðộc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng dùng tươi giã ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.

Ðể trị đau bụng kinh, thường phối hợp với rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng cùng sắc uống. Ðể trừ sâu nhậy, dùng thân rễ khô tán bột rắc.

Lá tươi giã với ít muối đắp chữa nhọt độc.

Chú ý: Người âm hư nội nhiệt, táo bón, nhức đầu không nên dùng.

Thông tin theo: thien nien kien

Cây hương nhu với công dụng chữa cảm nắng

Cây hương nhu có tên khoa học Ocimum sanctum L. họ hoa môi Lamiaceae hây tên khác là cây é rừng, cây é tía.

Đặc điểm thực vật, phân bố cây thuốc nam: nước ta có 2 loại hương nhu trắng và hương nhu tía, cả 2 loại đều dùng để chữa bệnh nhưng hương nhu tía tốt hơn. Hương nhu tía là loại cây nhỏ, thân và cành thường có màu tía, có lông quặp. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, mép lá có răng cưa, hoa màu tím mọc thành chùm. Cây thường trồng làm thuốc ở quanh nhà, mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước nhưng nhiều nhất ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang.

Cách trồng: Trồng bằng hạt, thu hái hạt ở cây có quả từ năm thứ hai trở đi hoặc trồng bằng gốc vào mùa xuân.

Bộ phận dùng, chế biến: Dùng toàn cây, bỏ rễ. Thu hái lúc đang ra hoa, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát.

Công dụng, chủ trị: Vị cay, ấm, có tác dụng phát hàn, thanh thủ, tân thấp, hành thủy. Dùng chữa cảm nắng, sốt nóng, sợ rét, đau đầu, làm ra mồ hôi.

Liều dùng: Mỗi lần uống 6-12 g dưới dạng thuốc hãm, nếu nấu nước xông thì liều dùng gấp 3 lần.

Chú ý: Người suy nhược cơ thể nặng đã ra nhiều mồ hôi không dùng được. Không sắc lâu quá 15 phút.

Tinh dầu hương nhu chủ yếu dùng trong nha khoa.

Đơn thuốc có hương nhu: Hương nhu 500 g, hậu phác (tấm nước cốt gừng nướng khô) 200g, bạch biển đậu sao 200 g. Tán nhỏ trộn đều. Lấy 10 – 20 g một lần pha với nước sôi, uống nóng. Chữa cảm sốt không có mồ hôi, chân tay lạnh, nhức đầu.

Tham khảo theo: CAY HUONG NHU

Cây xuyên tâm liên giảm đau xương

Xuyên tâm liên có tên khoa học Andrographis paniculata, thuộc họ O-indien-Acanthaceae hay còn có tên khác là lam khái liên, khổ đảm thảo.

Đây là loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao 0.3-0.8m, nhiều đốt, rất nhiều cành. Lá mọc đối xứng, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng thuôn dài hay hơi có mũi mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn. Hoa màu trắng điểm hồng, mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành. Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc để làm thuốc.

Cách trồng: bằng hạt, ở những nơi có đất tơi xốp đủ độ ẩm.

Đây là một trong những cây thuốc nam có bộ phận dùng chế biến: rễ hoặc toàn cây phơi khô, có nơi chỉ dùng cành lá phơi khô. Thu hái quanh năm, mùa hè dùng lá và phần trên mặt đất của cây, mùa thu đông dùng rễ và toàn cây.

Công dụng chủ trị: Vị đắng mát, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giúp tiêu hóa. Chữa lỵ cấp tính, viêm ruột và dạ dày. Chữa viêm họng, viêm amidan, cảm mạo. Dùng ngoài chữa rắn độc cắn, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh.

Liều dùng: ngày uống 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc 2-4 g dạng thuốc bột.

Trích theo: CAY XUYEN TAM LIEN

Cây bạch hạc có tác dụng chữa viêm khớp

Cây bạch hạc có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz thuộc họ Ô rô - Acanthaceae dân gian còn gọi là cây Kiến cò hay Cây lác.

Bạch hạc là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xâu nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa vào tháng 8 âm.

Bộ phận dùng: Lá, thân và rễ.

Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc thuộc Ấn Độ, thường mọc hoang, sau được trồng ở nhiều nơi trong đó có miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng gốc cây. Thu hái thân lá quanh năm, thường dùng tươi. Rễ cũng được thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong rễ có hoạt chất rhinacanthin, gần giống acid chrysophanic và acid frangulic.

Tính vị, tác dụng: Cây bạch hạc có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Thường dùng trị:

1. Lao phổi khởi phát, ho

2. Viêm phế quản cấp và mạn

3. Phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp

4. Huyết áp cao.

Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa. Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.

Tham khảo theo thông tin về: cay bach hac

cay xuyen tam lien giam dau xuong

Xuyên tâm liên có tên khoa học Andrographis paniculata, thuộc họ O-indien-Acanthaceae hay còn có tên khác là lam khái liên, khổ đảm thảo.

Đây là loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao 0.3-0.8m, nhiều đốt, rất nhiều cành. Lá mọc đối xứng, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng thuôn dài hay hơi có mũi mác, hai đầu nhọn, mặt nhẵn. Hoa màu trắng điểm hồng, mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành. Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc để làm thuốc.

Cách trồng: bằng hạt, ở những nơi có đất tơi xốp đủ độ ẩm.

Là một trong những cây thuốc nam có bộ phận dùng chế biến: rễ hoặc toàn cây phơi khô, có nơi chỉ dùng cành lá phơi khô. Thu hái quanh năm, mùa hè dùng lá và phần trên mặt đất của cây, mùa thu đông dùng rễ và toàn cây.

Công dụng chủ trị: Vị đắng mát, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giúp tiêu hóa. Chữa lỵ cấp tính, viêm ruột và dạ dày. Chữa viêm họng, viêm amidan, cảm mạo. Dùng ngoài chữa rắn độc cắn, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh.

Liều dùng: ngày uống 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc 2-4 g dạng thuốc bột.

Trích theo nội dung: CAY XUYEN TAM LIEN

Cây trinh nữ hoang cung chữa thoái hóa cột sống

Cây trinh nữ hoàng cung tên khoa học là Cranium Latifolium L. họ thủy tiên Amaryllidaceac hay tên khác là tỏi lơi lá rộng.
Đặc điểm thực vật, phân bố: Cây thảo, có thân củ, hình cầu, đường kính củ 10-20cm. Thân giả ngắn, nhỏ. Lá có bản rộng, gân lá hình cung gắn song song, phiến lá rộng 6-11cm, dài 60-90cm, mép lá hơi ráp. Cụm hoa tán, trục phát hoa dài 60cm, có 10-20 hoa màu trắng, hoa hình ống hơi cong, dài 7-10cm, có chĩa thủy, phiến dài bằng ống. Cây ra hoa vào tháng 3-4, thường mọc ở tràng cỏ, cây bụi tại Biên Hòa – Đồng Nai hay Bà Rịa.
 
Cách trồng: cây dễ trồng, nhân giống bằng các thân cành (củ) tách ra.
Bộ phận dùng, chế biến: lá tươi hay phơi khô, thu hái quanh năm.
Công dụng, chủ trị:
1. Chữa đau khớp, chấn thương tụ máu:
Lá Trinh nữ hoàng cung lượng vừa đủ, xào nóng, băng đắp nơi đau.
Củ trinh nữ hoàng cung 20g, dây Đau xương 20g, Huyết giác 20g, lá Cối xay 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.
Củ Trinh nữ hoàng cung nướng cho nóng, đập dập, băng đắp nơi sưng đau (Kinh nghiệm Ấn độ).
2. Chữa ho, viêm phế quản:
Lá trinh nữ hoàng cung 20g, Tang bạch bì 20g, Xạ can 10g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Bồng bồng 12g, lá Táo chua 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
3. Chữa u xơ tuyến tiền liệt (đái không thông, đái đêm, đái buốt, đái dắt ở người cao tuổi).
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, hạt Mã đề (Xa tiền tử) 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, rễ Cỏ xước 12g, dây Ruột gà (Ba kích sao muối 10g), Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
4. Chữa u xơ tử cung (đau bụng dưới, có thể rong kinh, rong huyết, ra máu âm đạo…).
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Hạ khô thảo 20g, rễ Cỏ xước 12g, Hoàng cầm 8g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Huyết giác 20g, Ích mẫu 12g, Ngải cứu tươi 20g, lá Sen tươi 20g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, lá Trắc bách sao đen 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang.
5. Chữa mụn nhọt:
Lá hoặc củ Trinh nữ hoàng cung, lượng vừa đủ, giã nát (hoặc nướng chín) đắp lên mụn nhọt khi còn nóng.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Bèo cái 20-30g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g. Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
6. Chữa dị ứng mẩn ngứa:
Lá Trinh nữ hoàng cung 20g, Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Chú ý: Hiện nay trong nhân dân có nhiều người nhầm lẫn cây trinh nữ hoàng cung với một số cây náng khác, đặc biệt là cây Náng hoa trắng (Crinum asiaticum  L.), sử dụng lá đun sôi lấy nước uống bị ngộ độc, nôn ói. Do đó phải phân biệt rõ cây Trinh nữ hoàng cung với các cây náng khác có tại Việt Nam.
Tài liệu tham khảo theo:Cây trinh nữ hoàng cung

Cây hy thiêm - Cây hy thiêm trừ phong thấp

Cây hy thiêm có tên khoa học Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc Asteraceae. Cây hy thiêm hay còn gọi là Cỏ đĩ, Chó đẻ, Hy thiêm thảo, Hy tiên, Hổ cao.
Đặc điểm thực vật, phân bố của cây hy thiêm: Loại cỏ cao 0.4-1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình 3 cạnh, đầu là nhọn, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có hai loại lá bắc không đều nhau. Quả bé màu đen, hình trứng. Hoa có chất dính, khi đi qua hoa dính vào quần áo vì vậy gọi là Cỏ đĩ. Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh trong cả nước.
Cách trồng cây hy thiêm: trồng từ cây non vào mùa xuân.
Bộ phận dùng, chế biến: dùng toàn cây, phơi hay sấy khô, thu hái vào lúc cây chưa ra hoa.
Công dụng chủ trị cây hy thiêm: Hy thiêm vị đắng, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau. Ngoài ra còn giã nát đắp tại chỗ bị nhọt độc, ông đốt, rắn cắn.
Liều dùng: ngày dùng 6-12g cây khô, dạng thuốc sắc. Có thể tăng liều đến 16g một ngày.
Chú ý: cây Hy thiêm dễ nhầm với cây cứt lợn có hoa màu tím nhạt hay trắng. Không bị bệnh phong thấp thì không nên dùng, khi dùng tươi có thể bị nôn.
Đơn thuốc có Hy thiêm:
-Chữa bán thân bất toại: phong thấp tê bại chân tay: lá, cành non sao vàng, tán bột, trộn mật ong, hoàn 5g/ viên, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên.
-Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng): Hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5g. Giã nát, hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1-2 lần.
-Chữa phong thấp: Hy thiêm 100g, Thiên niên kiện 50g, Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối.
-Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc uống hằng ngày.
Nội dung viết theo: Cây hy thiêm